Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011

Đà Nẵng bình dân ẩm thực ký

Tôi chỉ muốn chia sẻ cùng các bạn đọc những quán cực quê mùa nhưng cực ngon và cực rẻ để du khách nếu có dịp thử đến một lần xem sao.

Đà Nẵng đã và đang được biết đến như một thành phố du lịch của cả nước. Có được lợi thế ấy phần lớn là nhờ ưu đãi của thiên nhiên. Đà Nẵng hấp dẫn du khách bởi sự đan xen núi, biển, sông, hồ,du lich campuchia đồng ruộng với phố phường tấp nập (“núi trong lòng thành phố, phố trong lòng biển khơi” – lời bài hát Đà Nẵng tình người).

Du khách đến Đà Nẵng mà nói về ở là chuyện nhỏ (như gan thỏ!). Đà Nẵng không chỉ tiếp các khách VIP mà còn chào đón những vị khách bình dân nhất. Bên cạnh những khách sạn, resort 5 sao hoa lệ là những nhà nghỉ, nhà trọ cách trung tâm thành phố chưa đến 5km với giá chỉ 40.000 đồng/phòng cho một đêm tá túc.

Bởi vậy, việc ở đối với Đà Nẵng không là vấn đề. Tuy nhiên, ở rẻ rồi thì phải ăn gì “cho xứng” với ở. Với niềm tự hào là người Đà thành, tác giả xin được dẫn du khách đi “ăn” một vòng quanh thành phố.

Nói đến ẩm thực, người ta thường hay nói đến những nơi tiếng tăm như cố đô Huế hay Kinh đô Hà Nội ngàn năm văn hiến. Ở đó các đầu bếp được biết đến như là các nghệ nhân và những người thưởng lãm cũng là những khán thính giả “khó tính nhất”. Còn ở Đà Nẵng người ta ít quan tâm đến “ăn” nhưng không phải Đà Nẵng không có những nghệ nhân và khán thính giả “VIP” của… bếp núc.

Rảo một vòng quanh thành phố ta có thể cảm nhận được khá nhiều quán ăn, nhà hàng với những đặc sản. Những nhà hàng, quán ăn sang trọng như Bánh tráng thị heo Trần, Bánh tráng thịt heo Năm Mậu, Hải sản Bà Thôi, Cháo lòng Bà Thế, Thịt dê Thuận… đã có trong danh mục du lịch Đà Nẵng thì tôi miễn bàn ở đây. Tôi chỉ muốn chia sẻ cùng các bạn đọc những quán cực quê mùa nhưng cực ngon và cực rẻ để du khách nếu có dịp thử đến một lần xem sao.

Khoảng tầm giữa buổi, các bạn gái thường hay đến quán Tâm (291 Nguyễn Chí Thanh). Ở đó có bánh cuốn,du lich phu quoc bánh nậm, bánh bột lọc thơm lựng. Những chiếc bàn nho nhỏ ngồi chen chúc. Bánh được nấu nướng, chế biến tại chỗ trong không gian ấm mùi khói bếp. Các tiếp viên là những thanh thiếu niên nhanh nhẹn và vui tính. Đặc biệt, mỗi món có một loại nước chấm do quán tự pha chế cực kỳ hợp vị, vừa mang ra chưa đến bàn là đã thấy cồn cào trong bụng ngay. Hôm nào đi làm về trễ, nếu muốn lấy điểm với bà xã thì các đấng mày râu nên ghé lại đây mua vài món đem về. Đảm bảo khó có bà xã nào chê được.

Các bợm nhậu khi có “vài ve”, tan tiệc thì lại thích đến quán bún Hương (229 Đống Đa) hoặc bún Thuỷ (218/4 Đống Đa). Quán Hương thì rộng hơn nhưng Quán Thuỷ thì hơi chật. Hơn 90% khách đến đây chỉ thích ngồi ngoài đường để ăn. Quán chỉ che lều bạt. Nếu lúc vắng khách thì không ai biết đây là quán bún cỡ “xịn” tại Đà Nẵng. Quán đông từ 4h chiều đến tận khuya.

Tôi thích nhất là được ăn một tô bún xương ở đây. Xương được nấu đủ để thực khách thấy mình không nên bỏ sót một chút thịt nào còn dính trên xương. Thực khách rút từng thớ thịt thơm ngát chấm với loại nước mắm nguyên chất được chiết từ cá mờm Nam Ô mới thấy giá trị của vị ngon. Nhóm bạn của tôi khi nhậu ngà ngà khoảng về khuya là hay đến đó xơi mỗi cậu một tô trước khi về.

Nhưng độc đáo phải kể đến quán lẩu bò tại 38 Lê Hồng Phong. Quán rộng chỉ độ hơn 20 mét vuông. Đa số tận dụng vỉa hè để cơi nới thêm không gian. Đúng 4h chiều quán mới bán (nếu khách đến sớm hơn thì xin mời… ngồi chờ). Quán chật chội, nhiều khi là nóng nực ấy thế mà các thực khách vẫn vào ra nườm nượp. Trong số đó có cả các người đẹp đi theo nhóm hoặc đi cùng bạn trai nữa. Cái độc đáo của quán là bán đúng giờ và ăn vừa bụng. Nếu thực khách gọi nhiều quá là chủ quán “nhắc” ngay: “Ăn thế đủ rồi, đừng gọi nữa, phí”. Ở đây bán các món bò, nào là lẫu bò, phá lấu, bó nướng, bò rôti, bò quấn lá cải… Giá cả rẻ cực sốc, cỡ 4-5 người vào thì phiếu tính tiền chỉ khoảng dưới 200-250 ngàn đồng là ăn… mệt nghỉ.

Sáng mai thức dậy, nếu các bợm nhậu hay ai đó do lao lực mệt mỏi, cảm thấy người uể oải, chán ăn thì xin mời hãy đến quán cháo lòng vỉa hè tại 34 Trần Quốc Toản. Quán này nhiều khi thực khách đến có thể chờ năm,du lich nha trang mười phút, mắt liên tục nhìn quanh để chờ người khác đứng dậy mới có cơ hội tìm được chỗ ngồi. Bát cháo lòng nóng hổi, những lát lòng được luộc tươi màu, bóng bẩy, thơm phức, trang điểm nhẹ bằng những cọng hành hay mớ lá ngò hương, rắc thêm một ít bột tiêu Tiên Phước sẽ gây sóng gió cho tuyến nước bọt của bạn và hẳn bạn sẽ quên đi trạng thái chán ăn ngay lập tức.

Xa xa một chút phía nam thành phố, trên đường về Hội An, du khách có thể vui lòng rẽ vào 2km đường làng Đông Trà, phường Hoà Hải, Ngũ Hành Sơn để thưởng thức những món nhà quê chính hiệu của Quán Gió Đồng. Quán này không có tủ lạnh và cũng không bao giờ làm trước thức ăn. Khách đến có vội có vàng gì đi nữa thì cũng bình tĩnh xuống nhà bếp chỉ trỏ món mình thích rồi chủ quán mới làm. Điều làm cho thực khách thích thú là đang ngồi nhậu nhưng thỉnh thoảng lại có bác nông dân, vai vác cuốc, chân còn lấm bùn, tay cầm con gà nước, con vịt trời hay bưng rổ ốc bưu vừa bắt được trên đồng đến bán cho quán. Quán lợp lá dừa, vách tre, nằm sát dòng kênh nước trong veo bên cánh đồng lúa mênh mông. Không hề có quạt nhưng gió trời làm mát cả ngày. Trong khi chờ mồi lên mâm, khách có thể ngã lưng trên chiếc võng đung đưa để tận hưởng cái hồn quê tha thiết làm sao.

Thật tiếc cho những thực khách nào chưa nhận ra quán Nhu với tiết canh vịt xiêm (ngan) và thịt thỏ ngon hết chê tại bán đảo Sơn Trà (đường Yết Kiêu). Khách vào quán cứ tưởng như mình là một thượng khách đang đi công cán qua vùng sơn cước. Vừa bước vào là chủ quán niềm nở đón rước, rót trà mời thân mật. Tuỳ khách, ngồi trên bàn gỗ, trên sạp tre hay có thể chọn cho mình một chiếc giường đá khoảng mươi mét vuông có bóng cây che mát rượi để ngồi nhâm nhi vài li rượu với tiết canh ngan ngon khó tả. Món thịt thỏ ở đây cũng ít nơi nào có được. Thỏ rôti, thỏ nấu măng hay kho tộ đều  thơm lựng, ngon tất. Quán trước kia là trang trại của một sỹ quan nay đã về hưu nhưng đầy không khí trẻ trung văn nghệ sỹ. Nếu khách có nhu cầu ca hát là lập tức được đáp ứng ngay bằng một cây ghi ta hay sáo trúc. Và nhạc công nếu cần thì có thể là chủ quán.

Không còn thú vị nào hơn được ngồi trên một tảng đá to,du lich thai lan bằng phẳng, dưới bóng cây gió bầu râm mát, nghe những điệu nhạc du dương. Bên dưới là dòng suối chảy róc rách, mấy con cá cấn bơi lội tung tăng.

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

Lần theo kho báu giữa rừng Xuân Sơn

Cách Hà Nội khoảng 120km, hành trình đến rừng Xuân Sơn thuộc tỉnh Phú Thọ ngày nay rất dễ dàng, nếu có chút mạo hiểm với những phút giây trải nghiệm cùng vẻ hoang sơ của cung đường, của núi rừng, có thể dùng phương tiện xe máy để đi về trong ngày nếu khởi hành từ Hà Nội. Từ Hà Nội lên Sơn Tây, theo quốc lộ 32 để đến địa phận Thanh Sơn sẽ đến lối rẽ vào vườn quốc gia Xuân Sơn.

^ Bản Cỏi của người Dao, người Mường.

Rừng Xuân Sơn là quê hương của gà chín cựa, là đất sống của chuối cô đơn, có cánh rừng chò chỉ đẹp nhất nhì Tây Bắc, có hệ thống hang động đá vôi đầy bí ẩn,du lich campuchia… Những lý do đó đã hấp dẫn tôi tìm về cánh rừng Xuân Sơn để khám phá những nét độc đáo ấy.

Với diện tích hơn 15.000 ha, Xuân Sơn là rừng quốc gia hiếm hoi có rừng nguyên sinh tồn tại trên rặng núi đá vôi, nằm ở đoạn cuối của dãy Hoàng Liên Sơn trên địa phận tỉnh Phú Thọ. Được thiên nhiên ban tặng cho một địa thế độc đáo, có thể gọi Xuân Sơn như một kho báu giữa trời. Là một điểm đến đầy hấp dẫn gắn liền với những câu chuyện truyền thuyết, lịch sử, những giống loài động thực vật quý hiếm cùng đời sống văn hoá đặc sắc của cộng đồng dân tộc thiểu số bản địa.

Khung cảnh các bản làng yên bình

Đường vào rừng Xuân Sơn quanh co đèo dốc, cũng có những cổng trời với khung cảnh đầy nguyên sơ, rất ít người qua lại và còn khá lạ trong bản đồ của khách du lịch thông thường. Khác với những vườn quốc gia khác, Xuân Sơn có con đường trải nhựa nối đến giữa rừng, thuộc địa phận bản Cỏi, một bản nhỏ của người Dao nằm ven suối, bao phủ quanh bởi rặng núi đá vôi, tạo nên một khung cảnh thiên nhiên thật kỳ vĩ, đẹp mắt.


< Gà chín cựa ở núi rừng Xuân Sơn.

Trước khi đến bản Cỏi có một trạm kiểm lâm, muốn được vào rừng du khách phải trình báo, và cũng để có thêm những kiến thức sơ bộ về Xuân Sơn qua hình ảnh, những hiện vật sưu tầm, và những thông tin mà anh em kiểm lâm cung cấp. Từ trạm kiểm lâm, cứ dong xe chạy đến bản Na, bản Dù, bản Cỏi… mỗi bản làng lại mang một sắc thái, du lich ha long một nét độc đáo riêng của các dân tộc Dao, Mường bản địa.

Bản Cỏi, nơi sinh sống của hơn 100 nóc nhà người Dao từ bao đời qua, là điểm cuối của con đường trải nhựa, nơi đây còn nuôi giống gà chín cựa độc đáo – lễ vật thách cưới của vua Hùng trong câu chuyện truyền thuyết Sơn Tinh – Thuỷ Tinh khi xưa. Muốn vào được bản phải vượt qua con suối đầy đá cuội, chào đón khách phương xa là nhịp chày đều đặn từ những chiếc cối giã gạo, giã ngô mượn từ sức nước được người bản địa đặt rải rác bên bờ suối, tạo nên khung cảnh thật bình yên, đơn sơ giữa núi rừng. Dòng nước quanh năm mát lạnh ấy lại xuất phát từ một hệ thống hang động đá vôi độc đáo, một báu vật của rừng Xuân Sơn mà tôi mong muốn được một lần chạm mặt.

Hang động kỳ bí giữa rừng

Những người giữ rừng Xuân Sơn ở trạm kiểm lâm cho biết, hệ thống núi đá vôi ở đây có đến bảy hang động, hầu hết chưa có tên gọi cụ thể. Người địa phương lấy luôn tên gọi của các bản làng kế cận, hoặc những đặc tính để đặt tên cho hang như hang Lạng, hang Na, hang Cỏi, hang Dơi, hang Thổ thần… cùng những dòng thác như thác Bạc, thác Ngọc… đã hình thành nên một nét độc đáo và quyến rũ của Xuân Sơn.


< Lối vào hang Cỏi - một hang đẹp và ký bí bậc nhất ở rừng Xuân Sơn.

Khám phá được hết chuỗi hang động của rừng Xuân Sơn thực là một ao ước, bởi mỗi hang lại mang một vẻ đẹp riêng, nếu như hang Dơi như một lỗ hổng giữa lưng chừng núi, muốn đến phải thòng dây từ đỉnh để tiếp cận miệng hang, trong đó là nơi cư trú của hàng triệu con dơi, thì hang Lạng lại như một địa đạo ngầm với vòm trần cao đến 10m, độ dài ước chừng gần chục cây số, là nơi sinh sống của vô số các loài cá đặc sản như cá chép, cá quất, cá măng xanh, cá trê... Động Tiên với vô vàn nhũ đá đầy lung linh huyền ảo…

Trong số hang động kỳ vĩ ấy, hang Cỏi vẫn là một ẩn số lớn bởi ngay cả với những người Dao, Mường bản địa vẫn chưa ai đi hết chiều dài của lòng hang. Với những phương tiện hạn hữu mang theo du lich phu quoc, tôi theo chân những thanh niên bản Cỏi đi sâu vào lòng hang với mục đích khám phá một phần vẻ đẹp của hang động kỳ vĩ này.

Cửa hang như một con quái vật khổng lồ há miệng đen ngòm, lởm chởm các khối đá không theo một trật tự sắp đặt, nằm ngổn ngang như tạo thêm cho đường vào hang thêm phức tạp và khó khăn hơn.

Bước qua miệng hang chưa đầy 20m, dòng sông ngầm đã ngay trước mặt, phả hơi nước mát lạnh. Tôi như đang đứng giữa một toà thiên nhiên đầy bí ẩn, bao quanh là vẻ đẹp của những khối thạch nhũ ngàn năm khi ẩn khi hiện theo ánh đèn pin.

Lần từng bước vào lòng hang, dòng sông ngầm càng sâu và lạnh hơn, chảy êm ả qua các bức tường thạch nhũ. Dưới lòng hang là lớp cát trắng mịn, nước trong vắt dưới ánh đèn, thấy rõ cả những đàn cá tung tăng lội. Có những đoạn nước sâu, vòm hang rộng tối om, vẻ bí ẩn ấy đem lại một cảm giác thật khó tả, pha lẫn chút lo sợ khi trầm mình dưới làn nước lạnh để lặng người nghe từng nhịp rơi của nước từ nhũ đá trên trần xuống mặt nước, vang vọng trong lòng hang.

Cứ mỗi bước khám phá hang Cỏi, lại là những cảm giác đầy lý thú khi được thoả chí tưởng tượng, cảm nhận và trải nghiệm những hấp dẫn của các khối hình thạch nhũ trong hang sâu du lich nha trang, dễ khiến những bước chân lữ hành phải chùn lại, nghiêng mình trước vẻ đẹp mà tạo hoá đã dành tặng cho hệ thống hang động trong núi rừng Xuân Sơn thương yêu.

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

Về bàu Đưng ăn cá đồng

Bàu Đưng nằm dưới chân núi Sơn Triều, giữa hai thôn Quy Hội và Đại Hội thuộc xã Phước An, huyện Tuy Phước-Bình Định.Bàu có từ lâu đời, rộng trên 120 ha, đa dạng nguồn lợi thủy sinh. Mặt bàu bao la, gần gũi, hiền từ như lòng mẹ đã nuôi sống bao thế hệ dân lành quanh hồ.

Phong phú nguồn lợi

Theo sõng ông Bùi Ngọc Liên, 80 tuổi ở thôn Quy Hội, xã Phước An, huyện Tuy Phước, tôi thật sự bị cuốn hút bởi không gian và sản vật bàu Đưng. Tầng trên mặt nước, lác ba cạnh mọc thành vùng rộng, du lich campuchia đứng thẳng óng. Là đà mặt nước là bông súng trắng nhị vàng xen lẫn những khóm năng suôn mượt. Chuồn chuồn lác đủ màu, lên xuống bắt nước. Ong, bướm lượn lờ trên những đám rau dậy nở hoa trắng muốt. Tầng dưới mặt nước là rong đuôi chồn kết thành tấm dày, rướn thân vươn lên như những đụn san hô biển.

< Xúc cua bàu.

Đang mùa cá sặc làm tổ, mặt bàu buổi sớm luôn xao động. Ông Liên cho biết: “Lác và năng bàu Đưng là nguồn rác tủ hành, sắn nước, rau màu, dưa, kiệu rất tốt. Người dân Quy Hội nhờ nguồn lợi này mà bao đời trồng la ghim không tốn rơm, bạt tủ. Rau dậy và rong là nguồn thức ăn dặm cho heo, vịt. Dân quanh bàu tận dụng nguồn này thay cám để chăn nuôi. Lúa cỏ, lác non ở đây là nguồn thức ăn dồi dào để người dân phát triển đàn trâu, bò. Bèo lục bình là nguồn phân xanh hữu ích cho việc cải tạo đất gò. Cọng bông súng luộc chấm nước mắm ngon hay làm gỏi đậu phụng là món ăn ngon miệng sau những buổi làm đồng mệt nhọc của người dân quanh bàu!”.

Bồng bềnh trên những khoảng trống mặt bàu, thấy nhiều vùng nước nổi tăm, điểm sóng, tôi đăm chiêu. Ông Liên giải thích: “Đó là cá đớp móng. Bàu này nhiều cá lắm! Đủ các loài cá nước ngọt nhưng nhiều nhất vẫn là cá sặc và cá sóc lát (có nơi gọi cá thác lát). Quý nhất vẫn là chình bông và rùa nước nhưng đã hiếm. Cá, tôm, cua, ốc, lươn, chình bàu này rất ngọt, thơm khi nấu, không giống bất kỳ mùi vị thủy sản vùng nào khác. Món ngon mang hương vị riêng của bàu là món rồng rồng nấu canh lá dang với bông súng!”.

< Giăng, xúc trên bàu Đưng.

Sõng xuyên qua một vùng lác thưa xào xạc. Nghe tiếng động, mấy chú chim to như gà choai, đen mượt, từ mặt nước bay lên phành phạch. Đâu đó trên bàu the thé tiếng chim đàn. Ông Liên nhanh miệng: “Đó là chim trích. Còn tiếng kêu đằng kia là chim le le. Chúng sống thành bầy năm, sáu mươi con. Bàu này vốn nhiều chim và động vật nước. Trước đây có cả mười mấy loài như: trích, le le, cò lép, cò trắng, cò lọ nồi, cò xám, cúm núm, bói cá, se sẻ tàu, chim dán. Nhiều loài mất đi rất đáng tiếc như chim dồng dộc, gà nước, trăn nước và rái cá!”.

Rong ruổi qua thủy phận Ghềnh Đá và eo đình Đại Hội, tôi gặp nhiều đàn vịt nuôi thả rông mặt bàu, con nào cũng căng diều, sà sệch. Ông Liên dừng sào,du lich da lat chỉ tay về những doi đất đầu các ngọn suối, xanh um màu cây lá, bảo: “Nhờ nước từ bàu này mà nơi ấy đã thành những vùng trồng rau màu bốn mùa tươi tốt!”.

Bắt theo con nước

Long rong nửa ngày trên mặt bàu, tôi bắt gặp nhiều người làm nghề câu lưới. Lân la trò chuyện với anh Trần Văn Rải ở thôn Quy Hội lúc ghìm sõng nghỉ tay. Anh cho biết: “Trước đây, có hơn nửa số dân hai thôn Quy Hội và Đại Hội làm nghề câu lưới, nay 1/3 trong số họ lưu nghề, đi làm xưởng, chỉ còn lại người già và những người trụ cột gia đình. Tuy vậy hiện giờ còn khoảng vài trăm người giăng bắt thường xuyên”.

“Bàu mênh mông thế này, làm sao để bắt được cá?”, tôi hỏi. Anh Rải vui vẻ: “Có nhiều cách bắt lắm! Tùy theo mùa nước mà có cách bắt khác nhau. Riêng câu, lưới, trúm thì mùa nào cũng bắt được. Từ tháng tư đến tháng sáu, bàu hơi cạn, người ta tát đìa, tát vũng, xúc cào, xúc lát.

Tháng bảy, tháng tám, mưa giông đầu mùa, lại đơm cá rô, cá luối, cá lóc, sóc lát lên đẻ. Tháng chín đến tháng mười một, người ta thả chà, đơm cá sặc ổ, thọc tăm, xúc rồng rồng. Tháng chạp đến tháng ba, con nước thường, lại thêm cách bắt bằng lờ bậu, lờ bóng, vớt ốc, xúc cua!”.

Nghe nhiều cách bắt mới lạ, tôi tò mò, muốn biết. Anh Rải lần lượt giải thích: “Chà là bó cây dẻ ốc, chặt từ núi, gánh về thả xuống bàu lúc lũ dâng. Tôm, cua, cá, lươn, chình chui vào trú lũ, ăn nhớt từ chà. Sau khi lũ rút, người thả chà lội bàu, lùa chà vào rổ to vành, vạch, rẽ bó chà, bắt được nhiều loại, nhất là tôm, cua. Cách bắt này phổ biến trong người dân thôn Quy Hội.

Thọc tăm là hình thức đuổi cá lớn bằng đầu sào thọc xuống nước, theo dõi tăm cá chạy, lướt sõng theo, rồi dùng nơm lớn chụp xuống điểm cá dừng có màu nước vợn đục. Cách bắt này đòi hỏi kinh nghiệm và tỏ mắt. Hai thợ tăm nổi tiếng ở bàu này, bắt được nhiều cá chép 4-5 kg, cá lóc 3-4 kg là Năm Rõ và Bốn Tuấn!”.

“Còn đơm cá sặc ổ và xúc rồng rồng là sao?”, tôi hỏi. Anh Rải tiếp tục cho biết: “Cuối tháng mười, lũ rút, cá sặc làm tổ dày chân lác. Người dân chống sõng, chở vài chục lờ và vài mươi cây cờ giấy ra bàu. Họ dồn ba, bốn tổ cá thành một, trọn vẹn trong lờ, cắm cờ làm dấu. Cá sặc chui nhanh vào lờ tiếp tục sú bọt cho tổ. Có lờ vào được cả năm, sáu mươi con. Mùa cá sặc làm tổ, bàu vui như hội. Tiếng gọi bạn vọng xa, lời hỏi, chào, tiếng nói cười rộn rã giữa rừng cờ đơm đủ màu trên mặt nước, thật thích!


< Bắt lươn bằng trúm.

Còn rồng rồng là cá lóc con, sống thành bầy từ năm, sáu trăm đến vài ngàn con. Chúng theo mẹ đi ăn ở những vùng nước rộng, nổi tăm trắng xóa. Chúng lặn, nổi theo chu kỳ nhất định. Người xúc rồng rồng đội rổ nan đan dày to vành, lội nhẹ nhàng về điểm cá ăn. Chờ đến lúc cá vừa nhô lên, ửng đỏ mặt nước, người xúc đạp chân lao tới, ụp rổ, xoay tròn, vừa xoay, vừa giậm, vừa kéo.

Rồng rồng bị dồn một hướng, co cụm vào rổ. Nhiều con thoát được tiếp tục lớn lên thành cá lóc. Kiểu bắt này cũng đòi hỏi quen tay, tinh mắt. Trước đây có ông Hai Sơn, bác Bảy Hảo ở thôn Quy Hội, nay có thêm Bốn Bình, Bốn Tân cùng thôn là những người giỏi bắt kiểu này!”.

Vui, buồn mặt bàu

Thấy anh Rải còn trẻ, khỏe, tôi hỏi anh: “Sao không đi làm xưởng như những người khác?”. Anh tâm sự: “Làm xưởng, thu nhập ổn định nhưng đi cả ngày, nhà cửa không ai lo. Làm câu, lưới, tuy mùa được, mùa ít nhưng chịu khó làm thêm trúm, du lich nha trang lờ thì thu nhập cũng bằng làm xưởng. Làm bàu, tôi tranh thủ đưa đón, trông coi con cái học hành. Tôi mến bàu, quen nước rồi, khó dứt!”. “Bằng làm xưởng là bao nhiêu?”, tôi tò mò.

Anh Rải tiết lộ: “Hầu hết những người làm bàu đều kết hợp nhiều kiểu giăng, buông, xúc, vớt. Ngày đêm họ đi bốn chuyến, ra - vào tám lần: gần sáng, giữa trưa, chiều tối và nửa đêm. Bắt được cá, họ nhốt lại bàu, sáng sớm đưa về bán. Căn cứ số lượng người làm và kết quả họ thu được thì ước tính bàu này, mỗi ngày đêm cho trên 200 kg thủy sản các loại.

Tùy theo con nước và kinh nghiệm nghề nghiệp của từng người mà sản lượng giăng bắt khác nhau. Mùa lũ, người làm bàu bình thường, một ngày đêm thu nhập từ 300 ngàn đến 400 ngàn đồng. Ngày thường, từ 120 ngàn đến 150 ngàn đồng!”.
Nhìn nhiều cụ già buông câu, vài phụ nữ vớt ốc dập dềnh trên nước, tôi không khỏi ngỡ ngàng và động lòng. Anh Rải cho hay:

“Họ là những người cả đời gắn bó với bàu. Cha, ông họ truyền nghề dệt lưới, buông câu lúc họ còn nhỏ xíu. Quanh đây, nhiều nhà có ba, bốn thế hệ làm bàu như gia đình anh Trần Kính, Nguyễn Công Rang, Hai Thì ở thôn Đại Hội, ông Bảy Hảo, anh Hai Luôn ở thôn Quy Hội. Họ bám bàu là vì thói quen, kế mưu sinh và là cách giữ, truyền nghề cho con cháu. Nhiều người trong số họ nuôi dạy con cái thành đạt như anh Kính, anh Rang!”.

< Thơm ngon cá đồng.

“Số lượng người làm bàu nhiều, có khi nào rủi ro hay bắt lén, bắt nhầm của nhau không?”, tôi phân vân. Anh Rải cười: “Tất cả những người ra bàu đều giỏi bơi. Có người bơi từ bờ bàu thôn này sang thôn kia. Người làm trên bàu này chưa có trường hợp chết đuối. Mặc dù không phân chia ranh giới nhưng ai nấy đều có vùng nước riêng để làm, không lấn chiếm, không tranh giành. Ngược lại, họ biết bảo vệ phương tiện, tài sản lẫn nhau!”.

Người làm bàu vui vì luôn đảm bảo giá trị ngày công, giữ được nghề của cha ông; vừa làm bàu vừa lo được chuyện làng, chuyện nhà; nuôi được heo, vịt, con trâu, con bò nhưng nỗi buồn, lo cũng không nhỏ. Anh Rải bùi ngùi tâm sự: “Bàu này, nếu không có nạn rà xung điện thì quý biết mấy. Mặc dù chính quyền xã, thôn áp dụng nhiều biện pháp ngăn chặn nhưng một bộ phận người dân hám lợi trước mắt, quên chuyện lâu dài đã lén lút hoạt động. Bàu rộng, lác dày, du lich teambuilding lực lượng chức năng lại mỏng, rất khó khăn trong việc phát hiện, xử lý. Nếu ai cũng ý thức được rằng: ăn hôm nay phải để ngày mai thì mặt nước bàu Đưng sẽ luôn nhộn tăm, sóng cá đi về!”.


Du Lich Campuchia

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011

Tào phớ, xe ôm và bọn trẻ

Đó là những người lao động bình thường mưu sinh ở Mũi Né (Phan Thiết, Bình Thuận)- một điểm du lịch nổi tiếng cả nước.Bởi thế họ cũng sống bằng khách du lịch và mỗi người đều có những câu chuyện riêng.

Q "xe ôm"

Có nhiều dịp đi công tác xa, người mà tôi hay gặp nhất và có khi thân quen nhất là xe ôm. Bao giờ cũng thế, đến địa phương nào tôi cũng tìm cho mình một xe ôm để rồi "cặp kè" với anh ta suốt những ngày lưu trú. 4 ngày ở Mũi Né, người xe ôm chở tôi đi hàng ngày là Q.
Mặt mũi láu lỉnh, người nhỏ thó, da ngăm đen, du lich da lat Q có vẻ ngoài của một dân nhậu thứ thiệt. Nhưng lon bia đưa ra, Q nhìn vẻ thèm thuồng rồi lắc đầu: "Em chịu. Ngày trước em uống thả phanh, nhưng giờ thì thôi!".

Lý do là Q đã phải vào viện mổ tay sau một trận hỗn chiến với một đám dân ở Phan Thiết. Người bạn Q bị vây đánh, Q xông vào can thiệp là lập tức dính đòn.

< Q với con "chiến mã" của mình.

"Em mổ xong lúc xuất viện làm ngay một ly càphê đen không đường, thế là ngất ngay lại phải vào cấp cứu. Sau đó, đã ba năm qua, em không uống rượu bia được. Uống vào là em nhức mỏi chân tay, ngủ cả ngày. Bữa trước em qua nhà bạn uống mấy chai mà nằm ngủ từ tối trước đến chiều hôm sau, người đau nhức".

Tôi hỏi Q: Em có xử lại thằng chém gãy tay em không?

Q cười: "Có. Nhưng phải một năm sau, em mới trả thù. Kêu 4 thằng đến nhà nó, hỏi má nó kêu nó ra. Em ra tay liền, bạn em đâm nó một nhát vào bụng. Nhưng biết cách đâm nên không chết đâu, chỉ thành sẹo thôi. Công an đến trường bắt em, nhưng vì em có ông chú trong ngành nên rồi mọi chuyện cũng êm, em chỉ phải trả tiền viện phí gần 2 triệu đồng".

Cuộc đời Q khá long đong. Học trường du lịch ở Sài Gòn, rồi đi làm phụ ở các vũ trường, quán bar, riêng quán bar Q còn làm phụ cho battender (người pha chế rượu).

Tích luỹ được một số vốn kha khá sau mấy năm Q về Mũi Né cùng với một cô vợ khá xinh người Mũi Né "vợ em xinh lắm, dân thanh niên trong xóm tán mãi không được, nó chửi em sao không lấy vợ Sài Gòn mà về đây lấy vợ Mũi Né".

Q mở Cty lữ hành du lịch cách nhà khoảng 4km, không may là khu vực đó gần một khu công nghiệp nhiều chuyên gia Nga làm việc nên khách du lịch đến đăng ký tour ở Cty Q chủ yếu là người Nga. Tiếng Nga, Q và đám nhân viên Cty không ai biết. Thế là mấy năm tiền tích cóp đổ sông biển hết.

Q thành chạy xe ôm kiếm cơm. Ở đây khách du lịch đến đông từ tháng 11 cuối năm đến tháng 3 năm sau vì lúc đó thời tiết đẹp, không quá nóng bức để thưởng ngoạn cảnh thiên nhiên.

Với du khách, các địa danh du lịch ở Mũi Né và vùng phụ cận không nhiều, Hòn Rơm, Suối Tiên, đồi cát trắng, đồi cát đỏ. Đồi cát trắng xa nhất khoảng 35km từ Mũi Né đi ra. Tóm lại giá xe ôm ở đây từ 70.000-80.000đ/người cho 1/2 ngày (cả tiền ngồi chờ khách) du lich vung tau. Vậy là xe ôm có đất sống, dù mùa hè đỏ lửa cũng lao đao, chả thế mà anh chàng làm nghề chài lưới ở bãi biển gần khách sạn tôi ở gặp là hỏi ngay: Có ai đưa đi chưa? Đó là chưa kể Q còn khoe có thêm nghề hướng dẫn viên du lịch, nhưng đấy là cậu ta học mót, học hỏi từ những guuide book, tạp chí du lịch còn thực chất Q vẫn chỉ là anh chàng láu cá mà thôi!

Những "nghệ sĩ" quang gánh

Đã nghe nhiều chuyện về các nghệ sĩ nhiếp ảnh hay lên đồi cát Mũi Né thuê các chị em áo xanh, áo đỏ gồng gánh đi lại trên đồi cát vào lúc ánh sáng đẹp nhất trong ngày để tạo nên những bức ảnh "Lối về", "Đường về", "Mẹ con", "Bóng mẹ bóng đời"...thi ảnh FIAP (một tổ chức nhiếp ảnh quốc tế, coi nhiếp ảnh nghệ thuật là một thú chơi tài tử) đoạt vô số giải thưởng.

< Bà Tư Tiến đang tạo dáng để chụp ảnh.

Ngay tôi vừa mới lên đây đã được anh chàng tên Hùng - Quản lý KS Hải Gia kể say sưa về những nghệ sĩ nhiếp ảnh đó. Có anh mê chụp hình đến độ, không nói một đề tài gì khác ngoài nhiếp ảnh, sống bằng nghề chụp đám ma, đám cưới tình cờ bị "sư phụ", "sư thúc" hút hồn thế là đi theo "săn bắt con nghệ thuật". Anh ta đưa cả hai mẹ con lên đồi cát mờ sáng canh đúng hướng mặt trời mọc, rình công phu sao cho hai mẹ con lọt vô đúng mặt trời đỏ mới bấm máy. Kỳ công đến thế là cùng.

Và dân địa phương không lạ gì những nghệ sĩ đó, thế nên câu cửa miệng họ nói với tôi là "chụp ảnh thi, ảnh triển lãm phải không? Thậm chí một nhà sư ở chùa gặp tôi còn hỏi ngay: Anh săn ảnh vào Nam ra Bắc suốt phải không, đã đoạt giải ảnh quốc tế nào chưa?

Tôi thuê xe ôm lên đồi cát trắng (Bàu Trắng), đúng lúc gặp anh nghệ sĩ thuê hai bà áo đỏ cánh sen đi chụp. Tạt vào một nhà dân, tôi ngỏ ý nhờ bà chủ thuê hộ hai mẹ con đi chụp. Bà ta "OK" ngay nhưng hỏi: Anh trả tiền họ bao nhiêu? Rồi bà nói ngay: Phải 150.000đ/hai người anh chụp trong hai giờ nhé.

Thế chụp một giờ không bớt tiền à? Hai giờ, một giờ cũng thế! Bớt đi. Lằng nhằng hồi lâu, 100 ngàn là thấp nhất. Nhưng tôi có chụp kinh doanh đâu, chụp nghệ thuật mà! Ông nào đến đây mà chả nói thế!

Xuống 80.000 không đồng ý. Tôi kéo xe ôm đi tìm nhà khác. Chị bán quán ở gốc cây dưới chân đồi cát kia có vẻ được. 80.000đ OK, để gọi thêm đứa bé gái ra. Thế là hai mẹ con hí hửng quang gánh lên đồi, mấy đứa trẻ con kêu theo: Bao nhiêu? Phải 100 đấy. Một cậu bé ở đâu chạy vù qua mặt tôi: Thuê cháu đi. 30 ngàn.

Chị chủ quán kia cũng chỉ là một người mẫu bất đắc dĩ cũng như những người khác. Nhưng bà Tư Tiến lại khác.

Bà Tư Tiến - gọi thế bởi bà tên Tư, chồng bà tên Tiến, dân ghép lại gọi thế cho tiện- bán tào phớ ở đồi cát. 3.000đ/bát tào phớ, cao điểm lắm, ngày bà bán được 60-70 bát, lãi vài ba chục ngàn. Ấy thế mà bà Tư Tiến chơi sang, xài cả điện thoại di động và đeo đồng hồ. Nhịp sống ở đồi cát đây nhộn nhịp từ 5h sáng (khách ngắm mặt trời mọc) đến gần 10h là vãn và đông trở lại vào 3h chiều đến lúc hoàng hôn. Mùa hè nóng như rang, cát nóng bỏng chân thì 11h bà Tư Tiến đã sửa soạn đi về.

Nhưng bà Tư Tiến không kiếm tiền chủ yếu bằng bán tào phớ, mà bằng nghề làm mẫu ảnh không định kỳ.

Bà có vẻ mặt "ăn ảnh" khổ khổ một tý và dễ cười, có thể cười bất cứ lúc nào khi tác giả bấm máy du lich thai lan. Nó làm tôi nhớ đến nụ cười chất phác của bà lão nông dân bán cá trong ảnh của Hans Kemp (Hà Lan) trong các Guide book về VN. Bà khoe: Cần áo bà ba là điện thoại chồng mang lên. Bà đã từng làm người mẫu cho một đoàn làm phim của Nhật Bản lên đây quay cùng cảnh 20 cô thiếu nữ áo dài trắng trên cát. Bà đã ra bãi biển Phan Thiết quay, và công việc của bà chỉ là tạo dáng đẹp khi quẩy gánh đi. Đúng là bà Tư Tiến rất nhanh khi làm mẫu, và "cát xê" bà khoảng 50.000-60.000đ/hai giờ. May có ông khách sộp thì vài ba trăm ngàn là thường.

Bỏ học từ năm lớp 8 vì gia  đình nghèo, bà Tư Tiến phụ giúp gia đình đi làm nương, làm ruộng. Rồi phụ trông con nhà hàng xóm, lớn lên đi bán tào hũ, tào phớ. 4 năm nay bắt đầu đi làm mẫu chụp ảnh - cũng từ mấy ông ở thành phố (Sài Gòn) ra chụp rồi tiện bảo nhau thế là thành quen.

Tôi hỏi bà có thấy vẻ đẹp của đồi cát không, và đẹp nhất là vào lúc nào? Bà Tư lắc đầu: Ở riết, đi riết nên thấy đồi cát vậy vậy thôi!

Thế mà bà chủ quán cơm mà tôi ăn hai hôm trước, còn biết vẻ đẹp của đồi cát: Lạ thật cứ sáng ra là cát thổi xóa bay hết những dấu chân người đi lại hôm trước. Cát bị gió thổi nhưng đồi cát vẫn y nguyên không hề suy suyển "lượng" cát, màu cát vẫn rõ ràng, màu nào ra màu nấy.

Những đứa trẻ trượt cát

Có khoảng 30 đứa bé hằng ngày mưu sinh trên mỗi đồi cát (trắng và đỏ). Chúng có nhiều điểm giống nhau: Đều bé tí bé tẹo so với tuổi đời thực, đều có những biệt danh gọi cho dễ gọi, và đều kiếm tiền bằng cách cho khách thuê ván trượt cát.

Gọi là ván thật ra là tấm mica to, cắt ra làm 4 tấm (chiều từ 30-80cm) trên 100.000đ/tấm. Bọn trẻ mỗi đứa cầm vài tấm, cho khách thuê từ 10.000 - 15.000đ/tấm trượt thoải mái.  Bọn trẻ đây đều đen thui vì suốt ngày phơi nắng.

Nguyễn Ngọc Lâm, 16 tuổi bé tẹo như 12-13, biệt danh là "khỉ" vì mặt nhanh nhẹn như khỉ. Cậu ta lầm bầm, cho biết bỏ học từ năm lớp 6 vì nhà nghèo, làm ở đồi cát kiếm tiền, có mùa vắng khách, cả ngày chả có ai, bù lại mùa du lịch đông khách nên kiếm được. Nhất là gặp mấy ông nghệ sĩ chụp ảnh thì khá. Họ thuê các cậu trượt cát, thả diều và trả tiền chả kém các bà gồng gánh.

Giá cả ở Mũi Né đắt đỏ lắm, bằng 8/10 Sài Gòn. Vì khu du lịch mà. Ăn đĩa cơm phần 20.000đ, chai nước suối 6.000đ, chai bia Sài Gòn xanh 10.000đ...

Một chiếc xe ôtô khựng lại là lũ trẻ đổ xô ra, chạy theo nài du khách. Du khách nọ ngoắc hai đứa bé chạy theo để chụp hình, một đứa khác lẽo đẽo chạy theo xin mang hộ túi máy kềnh càng của khách. Nặng trĩu vai, chú bé gù cả lưng xuống mà vẫn nhoẻn cười.

Một cậu bé biệt danh là "Nhỏ" chỉ cho tôi một thằng bé tóc dài, áo tím ở xa, bảo: Thằng đó dữ lắm, nó toàn ăn chặn tiền bọn cháu thôi du lich phu quoc. Và tôi cũng vừa thấy nó cướp nửa chiếc bánh mì trên tay một đứa bé khác nhai nhồm nhoàm. Tôi tiến lại thì thằng áo tím lủi ra xa.

Tôi hỏi Lâm: Thằng đó ăn chặn tất cả bọn cháu à? Lâm lắc đầu, giọng rắn đanh: Không. Cháu sợ gì. Nó mà lôi thôi cháu đấm ngay. Chỉ có đứa nào nhát gan mới sợ nó!
Cuộc sống ở trên cát đã dạy cho bọn trẻ hiểu sự nhọc nhằn cũng như một chân lý: Ở bất cứ đâu cũng cần đấu tranh cho sinh tồn.