Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

Lần theo kho báu giữa rừng Xuân Sơn

Cách Hà Nội khoảng 120km, hành trình đến rừng Xuân Sơn thuộc tỉnh Phú Thọ ngày nay rất dễ dàng, nếu có chút mạo hiểm với những phút giây trải nghiệm cùng vẻ hoang sơ của cung đường, của núi rừng, có thể dùng phương tiện xe máy để đi về trong ngày nếu khởi hành từ Hà Nội. Từ Hà Nội lên Sơn Tây, theo quốc lộ 32 để đến địa phận Thanh Sơn sẽ đến lối rẽ vào vườn quốc gia Xuân Sơn.

^ Bản Cỏi của người Dao, người Mường.

Rừng Xuân Sơn là quê hương của gà chín cựa, là đất sống của chuối cô đơn, có cánh rừng chò chỉ đẹp nhất nhì Tây Bắc, có hệ thống hang động đá vôi đầy bí ẩn,du lich campuchia… Những lý do đó đã hấp dẫn tôi tìm về cánh rừng Xuân Sơn để khám phá những nét độc đáo ấy.

Với diện tích hơn 15.000 ha, Xuân Sơn là rừng quốc gia hiếm hoi có rừng nguyên sinh tồn tại trên rặng núi đá vôi, nằm ở đoạn cuối của dãy Hoàng Liên Sơn trên địa phận tỉnh Phú Thọ. Được thiên nhiên ban tặng cho một địa thế độc đáo, có thể gọi Xuân Sơn như một kho báu giữa trời. Là một điểm đến đầy hấp dẫn gắn liền với những câu chuyện truyền thuyết, lịch sử, những giống loài động thực vật quý hiếm cùng đời sống văn hoá đặc sắc của cộng đồng dân tộc thiểu số bản địa.

Khung cảnh các bản làng yên bình

Đường vào rừng Xuân Sơn quanh co đèo dốc, cũng có những cổng trời với khung cảnh đầy nguyên sơ, rất ít người qua lại và còn khá lạ trong bản đồ của khách du lịch thông thường. Khác với những vườn quốc gia khác, Xuân Sơn có con đường trải nhựa nối đến giữa rừng, thuộc địa phận bản Cỏi, một bản nhỏ của người Dao nằm ven suối, bao phủ quanh bởi rặng núi đá vôi, tạo nên một khung cảnh thiên nhiên thật kỳ vĩ, đẹp mắt.


< Gà chín cựa ở núi rừng Xuân Sơn.

Trước khi đến bản Cỏi có một trạm kiểm lâm, muốn được vào rừng du khách phải trình báo, và cũng để có thêm những kiến thức sơ bộ về Xuân Sơn qua hình ảnh, những hiện vật sưu tầm, và những thông tin mà anh em kiểm lâm cung cấp. Từ trạm kiểm lâm, cứ dong xe chạy đến bản Na, bản Dù, bản Cỏi… mỗi bản làng lại mang một sắc thái, du lich ha long một nét độc đáo riêng của các dân tộc Dao, Mường bản địa.

Bản Cỏi, nơi sinh sống của hơn 100 nóc nhà người Dao từ bao đời qua, là điểm cuối của con đường trải nhựa, nơi đây còn nuôi giống gà chín cựa độc đáo – lễ vật thách cưới của vua Hùng trong câu chuyện truyền thuyết Sơn Tinh – Thuỷ Tinh khi xưa. Muốn vào được bản phải vượt qua con suối đầy đá cuội, chào đón khách phương xa là nhịp chày đều đặn từ những chiếc cối giã gạo, giã ngô mượn từ sức nước được người bản địa đặt rải rác bên bờ suối, tạo nên khung cảnh thật bình yên, đơn sơ giữa núi rừng. Dòng nước quanh năm mát lạnh ấy lại xuất phát từ một hệ thống hang động đá vôi độc đáo, một báu vật của rừng Xuân Sơn mà tôi mong muốn được một lần chạm mặt.

Hang động kỳ bí giữa rừng

Những người giữ rừng Xuân Sơn ở trạm kiểm lâm cho biết, hệ thống núi đá vôi ở đây có đến bảy hang động, hầu hết chưa có tên gọi cụ thể. Người địa phương lấy luôn tên gọi của các bản làng kế cận, hoặc những đặc tính để đặt tên cho hang như hang Lạng, hang Na, hang Cỏi, hang Dơi, hang Thổ thần… cùng những dòng thác như thác Bạc, thác Ngọc… đã hình thành nên một nét độc đáo và quyến rũ của Xuân Sơn.


< Lối vào hang Cỏi - một hang đẹp và ký bí bậc nhất ở rừng Xuân Sơn.

Khám phá được hết chuỗi hang động của rừng Xuân Sơn thực là một ao ước, bởi mỗi hang lại mang một vẻ đẹp riêng, nếu như hang Dơi như một lỗ hổng giữa lưng chừng núi, muốn đến phải thòng dây từ đỉnh để tiếp cận miệng hang, trong đó là nơi cư trú của hàng triệu con dơi, thì hang Lạng lại như một địa đạo ngầm với vòm trần cao đến 10m, độ dài ước chừng gần chục cây số, là nơi sinh sống của vô số các loài cá đặc sản như cá chép, cá quất, cá măng xanh, cá trê... Động Tiên với vô vàn nhũ đá đầy lung linh huyền ảo…

Trong số hang động kỳ vĩ ấy, hang Cỏi vẫn là một ẩn số lớn bởi ngay cả với những người Dao, Mường bản địa vẫn chưa ai đi hết chiều dài của lòng hang. Với những phương tiện hạn hữu mang theo du lich phu quoc, tôi theo chân những thanh niên bản Cỏi đi sâu vào lòng hang với mục đích khám phá một phần vẻ đẹp của hang động kỳ vĩ này.

Cửa hang như một con quái vật khổng lồ há miệng đen ngòm, lởm chởm các khối đá không theo một trật tự sắp đặt, nằm ngổn ngang như tạo thêm cho đường vào hang thêm phức tạp và khó khăn hơn.

Bước qua miệng hang chưa đầy 20m, dòng sông ngầm đã ngay trước mặt, phả hơi nước mát lạnh. Tôi như đang đứng giữa một toà thiên nhiên đầy bí ẩn, bao quanh là vẻ đẹp của những khối thạch nhũ ngàn năm khi ẩn khi hiện theo ánh đèn pin.

Lần từng bước vào lòng hang, dòng sông ngầm càng sâu và lạnh hơn, chảy êm ả qua các bức tường thạch nhũ. Dưới lòng hang là lớp cát trắng mịn, nước trong vắt dưới ánh đèn, thấy rõ cả những đàn cá tung tăng lội. Có những đoạn nước sâu, vòm hang rộng tối om, vẻ bí ẩn ấy đem lại một cảm giác thật khó tả, pha lẫn chút lo sợ khi trầm mình dưới làn nước lạnh để lặng người nghe từng nhịp rơi của nước từ nhũ đá trên trần xuống mặt nước, vang vọng trong lòng hang.

Cứ mỗi bước khám phá hang Cỏi, lại là những cảm giác đầy lý thú khi được thoả chí tưởng tượng, cảm nhận và trải nghiệm những hấp dẫn của các khối hình thạch nhũ trong hang sâu du lich nha trang, dễ khiến những bước chân lữ hành phải chùn lại, nghiêng mình trước vẻ đẹp mà tạo hoá đã dành tặng cho hệ thống hang động trong núi rừng Xuân Sơn thương yêu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét