Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2012

Campuchia - thi truong tai chinh tiem nang

Campuchia - thi truong tai chinh tiem nang

Gia nhập tổ chức Tổ chức du lich Campuchia Thương mại thế giới (WTO) từ ngày 13/10/2004, với tiềm năng về tài nguyên khoáng sản, sản phẩm nông nghiệp, du lịch... và chính sách đúng đắn của Chính phủ, kinh tế Campuchia đang trên đà tăng trưởng khá vững chắc và là thị trường tài chính rất tiềm năng.
Ấn tượng nhất khi đến du lich Campuchia chính là du khách không hề bị làm phiền bởi những người ăn xin hay bán hàng rong, đặc biệt là ở những điểm tham quan. Điều này là một trong những nguyên nhân khiến lượng du khách quay lại đất nước này hàng năm ngày một nhiều. 
du lich campuchia
Campuchia có diện tích: 181.035 km2. Đất nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên khá phong phú. Về vị trí địa lý: Campuchia nằm ở trung tâm Đông Nam Á, một khu vực có nền kinh tế phát triển nhanh và năng động với một thị trường đầy tiềm năng của trên 550 triệu dân. Đầu tư vào Campuchia , các nhà đầu tư không chỉ được hưởng lợi từ thị trường nội địa của Campuchia mà còn có cơ hội xâm nhập thị trường ASEAN và được ưu đãi tiếp cận thị trường Châu Âu và các nước phát triển khác vì Campuchia là thành viên của WTO.
Campuchia cũng là đất nước rất có tiềm năng về du lịch. Bộ Du lịch Campuchia công bố số liệu cho biết dự kiến cả năm 2011, Campuchia sẽ thu hút khoảng 2,8 triệu khách du lịch, đem về nguồn thu ngoại tệ là 2 tỷ USD.
Năm 2011, tăng trưởng GDP của Campuchia đạt khoảng 7% nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của các ngành kinh tế mũi nhọn như xuất khẩu hàng dệt may, du lịch, nông nghiệp và xây dựng. Theo Viện Thống kê Quốc giaCampuchia, trong 11 tháng năm 2011, chỉ số giá tiêu dùng tại Campuchia tăng khoảng 5,7% và tỷ lệ lạm phát cả năm dưới 6%. Đánh giá chung của các chuyên gia kinh tế Campuchia cho rằng tỷ lệ lạm phát này ở mức hợp lý, nằm trong tầm kiểm soát của Chính phủ.
Về thu hút FDI, chỉ trong 10 tháng năm 2011, Campuchia đã thu hút được thêm 126 dự án đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, với số vốn đăng ký là 6 tỷ USD. Trong các dự án đầu tư trên, Việt Nam có số vốn đầu tư 246 triệu USD. Tính từ 1994 đến hết tháng 11/2011, tổng FDI của Trung quốc vào Campuchia là 8,8 tỷ USD, đứng thứ nhất; tiếp đến là Hàn quốc với số vốn FDI 4 tỷ USD; Malaysia đứng thứ ba với số vốn FDI là 2,6 tỷ USD. Campuchia chú trọng quan hệ kinh tế với các nước như Trung quốc, Hàn quốc, Nhật Bản để tận dụng các nguồn vay ưu đãi, ODA của các nước này nhằm phát triển các dự án cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội. Đồng thời, cũng chú trọng đến nguồn cho vay của ADB.
Những lĩnh vực mà Chính phủ Campuchia đang rất quan tâm và kêu gọi vốn FDI là xây dựng nhà máy lọc dầu nhằm chuẩn bị cho việc khai thác dầu khí bắt đầu từ cuối năm 2012, nhằm phục vụ cho việc tự túc một phần nhu cầu tiêu thụ xăng, dầu trong nước; đầu tư dự án sản xuất khí, điện, đạm nhằm mục tiêu phục vụ các sản phẩm thiết yếu này ở thị trường trong nước (khí đốt, sản xuất điện), vừa xuất khẩu (phân đạm) sang các nước láng giềng. Đồng thời, Campuchia còn chú trọng phát triển ngành công nghiệp xi măng, dự án sản xuất điện vì Campuchia hiện vẫn thiếu điện cho phát triển kinh tế-xã hội, thu hút FDI.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế-xã hội. Lĩnh vực xây dựng, bất động sản tại Campuchia phục hồi mạnh:Tính từ tháng 9/2010 đến tháng 9/2011, Bộ Xây dựng đã cấp phép cho 1.689 dự án xây dựng, đạt trị giá 999,3 triệu USD, tăng 97% so với mức 508,1 triệu USD cùng kỳ năm 2010.
Với một đất nước nhiều tiềm năng phát triển như vậy, các tổ chức tài chính-ngân hàng trên thế giới rất quan tâm. Tính đến thời điểm này, Campuchia có 34 ngân hàng thương mại và chi nhánh ngân hàng nước ngoài của Trung Quốc, Nhật Bản. Hàn Quốc, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ, Đài Loan mở chi nhánh hoạt động tại Campuchia. Chi nhánh thứ 34 chính là Chi nhánh PhnomPenh của NHTMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB) vừa khai trương ngày 09/02/2012. Việt Nam hiện có 05 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng đang hoạt động tại Campuchia. Ngoài SHB có chi nhánh của NHTMCP Quân đội, Sài gòn thương tín, NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Riêng Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam đã thành lập Ngân hàng Đầu tư và phát triển Campuchia (BIDC) 100% vốn Việt Nam tại Campuchia. Hoạt động của các ngân hàng Việt Nam tại Campuchia chủ yếu phục vụ các nhà đầu tư Việt Nam.
Theo đánh giá của Ngân hàng Quốc gia Campuchia, trong năm 2011, cơ bản các ngân hàng thương mại lớn của Campuchia đều có sự tăng trưởng, đạt lợi nhuận và hoạt động hiệu quả, góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng GDP 7% trong năm 2011 và đà tăng trưởng trong năm 2012. Sự tăng trưởng mạnh của nền kinh tế Campuchia trong năm 2011 cũng đã làm cho hoạt động của các ngân hàng lớn tại Campuchiatăng trưởng và đạt lợi nhuận. Việc huy động tiền gửi tiết kiệm trong toàn hệ thống ngân hàng tăng 17%, và tỷ lệ cho vay tín dụng cũng tăng 32%. Tỷ lệ nợ khó đòi giảm từ 2,7% so với mức 3% vào năm 2010. Ông Sophonnary, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Acleda- ngân hàng lớn nhất tại Cambidia cho biết, theo thống kê sơ bộ, lợi nhuận của Ngân hàng này đạt 43 triệu USD năm 2011, tăng 72% so với năm 2010, vốn cho vay của Ngân hàng này đạt gần 01 tỷ USD, tăng so với con số 774 triệu USD năm 2010 và số tiền ngân hàng huy động từ gửi tiết kiệm là 1,16 tỷ USD, tăng 27% so với năm 2010, và tổng tài sản ngân hàng sẽ đạt 1,5 tỷ USD vào cuối năm 2011, tăng 29,5% so với năm 2010. Ngân hàng Canadia Bank cũng có sự tăng trưởng mạnh, tính đến hết tháng 10/2011, tổng số tiền huy động từ gửi tiết kiệm của Ngân hàng đạt 1,05 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2010. Vốn cho vay đạt 715 triệu USD, tăng 37%; tổng lợi nhuận đạt 68,8 triệu USD, tăng 6% so với năm 2010. Các ngân hàng Việt Nam tại Campuchia hoạt động kinh doanh đều có lãi và đang mở rộng đối tượng khách hàng sang các doanh nghiệp và người dân Campuchia. Ngoài ra, các ngân hàng lớn khác của Campuchia trong năm 2011 theo báo cáo của Ngân hàng Quốc gia Campuchia cũng hoạt động tương đối có hiệu quả, không rơi vào tình trạng nguy hiểm hay mất khả năng thanh khoản.
Tuy nhiên, với một số lượng ngân hàng đã khá nhiều trên một đất nước nhỏ đã khiến cuộc cạnh tranh ngân hàng đã bắt đầu trở nên khá gay gắt khi một số ngân hàng nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh đang đưa ra các mức lãi suất cho vay USD thấp hơn hẳn ngân hàng các nước khác (trong đó có Việt Nam). Theo tài liệu của Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia thì không thể bảo đảm vốn vay bằng cách sử dụng bất động sản làm thế chấp. Các tổ chức tài chính không muốn cho vay nếu dùng bất động sản làm thế chấp vì hệ thống pháp luật liên quan đến đăng ký đất đai và cưỡng chế thế chấp không bảo đảm. Chưa có luật thế chấp và luật phá sản ở Cămpuchia. Hoạt động tại Campuchia, các ngân hàng cũng phải đối mặt với những thách thức còn tồn tại trong nền kinh tế của Campuchia như: Nền kinh tế Campuchia vẫn phụ thuộc nặng nề vào các yếu tố bên ngoài (về thị trường xuất khẩu, về nguồn FDI, ODA, về nhập khẩu, về khách du lịch quốc tế); Các ngành công nghiệp sản xuất, dịch vụ hầu như vẫn chưa phát triển và khó có điều kiện phát triển, do vậy nên kinh tế Campuchia nhìn chung vẫn ở mức phát triển thấp. Xếp hạng cạnh tranh chỉ đứng 133/180 nước; Cơ sở hạ tầng, nguồn năng lượng điện còn kém phát triển, cơ sở hạ tầng quan trọng phục vụ cho phát triển kinh tế như đường, cầu, cảng biển, cảng hàng không vẫn thiếu và lạc hậu. Điều này đã làm cản trở việc thu hút nguồn FID cũng như việc phát triển kinh tế-xã hội. ...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét